Tôi và anh chỉ còn một thời gian ngắn nữa sẽ về chung một nhà vậy mà anh lại đối xử với tôi không khác gì người dưng nước lã. Tôi kể, có lẽ sẽ nhiều người không tin…
Tôi và chồng sắp cưới quen nhau được 8 tháng. Tình cảm của chúng tôi không quá mặn nồng. Anh luôn là người chủ động theo đuổi, tán tỉnh tôi. Thời điểm đó, tôi vừa chia tay người cũ. Quá đau khổ, buồn bã, tôi đồng ý quen anh để quên đi những chuyện buồn.
Vừa rồi, do không cẩn thận khi quan hệ nên tôi dính bầu. Thấy tôi có bầu, anh đề xuất việc kết hôn. Mặc dù tình cảm không quá mãnh liệt nhưng thấy anh khá chu đáo, công việc ổn định nên tôi gật đầu.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Hai nhà đã gặp mặt và lên kế hoạch cho ngày dạm ngõ. Chúng tôi cũng dự định khoảng 2 tháng nữa, ngày đẹp, sẽ làm đám cưới.
Nói về anh, anh không có điểm gì khiến tôi quá bức xúc, chỉ có điều anh khá chặt chẽ trong chuyện tiền nong. Thời gian yêu tôi, anh chưa bao giờ dẫn tôi đi ăn nhà hàng đắt tiền hay tặng tôi món quà nào có giá trị. Những nơi chúng tôi đến thường là quán ốc, quán chè… để tiết kiệm chi phí.
Bố mẹ tôi nói rằng, đàn ông chặt chẽ một chút có khi lại hay bởi anh không phung phí tiền nong cho bạn bè, nhậu nhẹt… Sau này, vợ chồng tôi lại có khả năng tiết kiệm tiền để lo cho gia đình, nuôi con.
Nhưng cái sự tính toán, chi ly của anh lại vượt quá sức tưởng tượng của tôi.
Vừa rồi, bố tôi vốn là lái xe, không may chở khách thì gặp tai nạn. Số tiền lo viện phí, đền bù cho người ta lên đến mấy trăm triệu đồng.
Gia đình tôi vốn không có khoản dự phòng nào. Lúc chuyện xảy ra, tất cả đều vô cùng bối rối. Bố mẹ gom góp khắp nơi vẫn còn thiếu khoảng 50 triệu đồng. Thấy bố mẹ ngày đêm chạy vạy lo tiền, tôi vô cùng nóng ruột. Bản thân không có tiền nên tôi nói với người yêu để mong anh giúp mình.
Nghe chuyện, anh động viên tôi đừng suy nghĩ quá nhiều, để không ảnh hưởng đến thai nhi. Anh cũng nói, anh vừa cho một người bạn vay tiền để đầu tư làm ăn nên không còn dư giả.
Tuy nhiên anh sẽ vay cho tôi khoản đó, kèm theo điều kiện bố mẹ tôi phải trả khoản tiền lãi vì anh cũng phải vay lãi họ. Số tiền lãi không kém gì tôi vay ngoài nhưng tình huống cấp bách chúng tôi không còn cách nào khác.
Mọi chuyện giải quyết êm đẹp, gia đình tôi cũng cảm động khi con rể tương lai rất sốt sắng để lo việc cho bố mẹ vợ. Nhưng không ngờ, anh lại làm một chuyện khiến tôi muốn ngã ngửa.
Đó là qua đoạn chat của anh với chị gái anh, tôi được biết, anh không hề vay lãi khoản tiền trên. 50 triệu đồng anh đưa cho nhà tôi mượn là tiền của anh. Vì sợ nhà vợ tương lai không trả, anh đã nói dối là anh mượn hộ từ người khác. Không chỉ vậy, anh còn tính lãi với nhà tôi số tiền đó.
Đọc những dòng nhắn tin của anh với chị gái trong điện thoại, tôi vô cùng ngỡ ngàng. Tôi bức xúc, đối chất với anh thì anh lại trả lời thản nhiên rằng, tiền đó trước sau cũng của chung 2 vợ chồng. Anh làm thế cũng là giữ tiền để chuẩn bị cho đám cưới sắp tới.
“Nếu không mượn anh thì nhà em cũng mượn tiền bên ngoài, có khác gì đâu?”, anh còn bắt bẻ.
Những điều đó vì quá xấu hổ nên tôi không dám kể lại với bố mẹ mình. Ông bà vẫn nghĩ rằng con rể tương lai rất chân thành, tốt tính. Ngày cưới đến gần, tôi lại càng chán nản.
Một con người tính toán như vậy làm sao tôi có thể sống hòa hợp, hạnh phúc? Nếu từ bỏ mối quan hệ này, liệu tôi có đủ dũng cảm để làm mẹ đơn thân…
Khi cuộc sống của chúng tôi đã ổn định, chồng tôi bất ngờ đề nghị bán căn chung cư ở thành phố để về xây nhà lớn tại quê. Anh muốn, bố mẹ được “mở mày mở mặt”…
" alt=""/>Tâm sự người phụ nữ có chồng sắp cưới cho bố mẹ vợ vay tiền nhưng đòi tính lãiZhao đã đưa Binance – sàn giao dịch tiền mã hóa mà mình đồng sáng lập năm 2017 – từ công ty kém tiếng đến một trong những đối thủ đáng gờm nhất trong không gian tiền số. Đáng chú ý, dù thực tế phải ngồi tù, do chỉ nhận một tội danh là vi phạm Đạo luật Bảo mật Ngân hàng Mỹ (BSA), CZ được xem là phạm tội lần đầu. Từ đó, ông đạt thỏa thuận với chính quyền để từ chức CEO mà không từ bỏ lợi ích trong công ty hoặc bị đóng băng tài sản.
"Thông thường, tài sản cá nhân không liên quan trực tiếp đến hoạt động tội phạm có thể vẫn không bị ảnh hưởng",Braden Perry, cựu luật sư xét xử cấp cao của Ủy ban Giao dịch hàng hóa tương lai cho biết.
Trường hợp của Zhao khác hoàn toàn so với Sam Bankman-Fried, cựu CEO kiêm nhà sáng lập sàn giao dịch FTX. Bankman-Fried chứng kiến tài sản giảm về mo sau khi đế chế tiền số của mình sụp đổ và phá sản năm 2022.
Binance không chiếm đoạt tài sản của khách hàng hay phá sản nên rất khó có khả năng tài sản của CZ giảm xuống 0 như Bankman-Fried.
Ngoài ra, bản án của ông cũng nhẹ hơn nhiều so với đối thủ một thời. Bankman-Fried bị kết án 25 năm tù do các tội liên quan đến hoạt động của FTX. Sàn FTX cũng đối mặt với cáo buộc gian lận và lạm dụng tiền của khách hàng.
Các chuyên gia nhận định tài sản ròng của CZ thậm chí có thể tăng cùng với biến động giá của tiền mã hóa, góp phần khiến giao dịch trên sàn Binance thêm sôi động. “CZ sẽ là một trong những tù nhân giàu nhất thế giới”, Yesha Yadav, Giáo sư Luật kiêm Phó trưởng khoa Đại học Vanderbilt nhận xét.
Theo danh sách tỷ phú của Forbes, tính đến ngày 8/3/2024, Zhao sở hữu tài sản ròng khoảng 33 tỷ USD. Bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg còn ước tính tài sản ròng của Zhao là 42,9 tỷ USD.
Binance hiện là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo khối lượng giao dịch, xử lý khoảng 18,1 nghìn tỷ USD giao dịch năm 2023, theo dữ liệu từ CCData.
Khoảng 80% - tương đương 14,4 nghìn tỷ USD - trong số đó đến từ các sản phẩm phái sinh như hợp đồng tương lai, trong khi 3,7 nghìn tỷ USD còn lại đến từ giao dịch giao ngay. Giao dịch phái sinh là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Binance.
Trước đây, Zhao tiết lộ bản thân đầu tư vào Bitcoin và token BNB riêng của Binance nhưng không nêu chi tiết. Binance Coin hay BNB đã tăng giá 83% trong năm nay.
Gần đây, Mỹ chấp thuận quỹ giao dịch trao đổi Bitcoin giao ngay, dẫn đến làn sóng quan tâm mới đối với thị trường tiền mã hóa và kích hoạt làn sóng đầu tư mới, chắc chắn có lợi cho Binance. Những diễn biến này góp phần vào sự phát triển của Binance và sự giàu có của Zhao.
(Theo CNBC)
" alt=""/>CEO sàn giao dịch tiền mã hóa Binance Changpeng Zhao vẫn ‘giầu sụ’ dù đi tùTheo đánh giá của Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, Luật số 34 và Nghị định 99 là một bước tiến lớn về hành lang pháp lý để thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục đại học, trong đó nội dung cốt lõi là tự chủ đại học.
Một trong những điều kiện để các trường thực hiện quyền tự chủ đó là phải thành lập, kiện toàn hội đồng trường.
“Đó không chỉ là yêu cầu tuân thủ pháp luật mà còn là sự đổi mới cần thiết về mặt nhận thức và tư duy trong quản trị đại học theo mô hình tiên tiến”, ông Sơn nói.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, đến ngày 27/11 vẫn còn 50% cơ sở giáo dục đại học công lập chưa hoàn thành việc thành lập hoặc kiện toàn hội đồng trường theo luật mới.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn
Trước thực tế đó, lãnh đạo Bộ GD-ĐT yêu cầu tất cả các cơ sở giáo dục đại học phải khẩn trương thực hiện các bước thành lập và kiện toàn hội đồng trường theo đúng quy định của pháp luật, hoàn thành công nhận trước khi kết thúc năm học 2020 - 2021.
Bên cạnh đó, các trường phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy chế nội bộ, tăng cường phân cấp, phân quyền và công khai, minh bạch để thực hiện hiệu quả mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ.
Việt Nam phải là quốc gia tiên phong trong chuyển đổi số giáo dục
Về việc chuyển đổi số trong các cơ sở giáo dục đại học, ông Sơn đánh giá cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tuyển sinh và đào tạo, trong đổi mới phương pháp dạy và trong quản trị nhà trường.
“Đại dịch Covid-19 vừa qua đã tạo ra một cú hích lớn, đồng thời cũng là một dịp để hệ thống giáo dục đại học thể hiện năng lực sử dụng công nghệ trong dạy và học. Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ ứng phó với tình hình dịch bệnh mà đã có những định hướng chiến lược và các đầu tư, chuẩn bị mạnh mẽ cho chuyển đổi số, phát triển đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa”, ông Sơn nói.
Trong giai đoạn tới, ông Sơn cho biết, Bộ GD-ĐT xác định chuyển đổi số là một chiến lược đột phá, giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.
Để Việt Nam trở thành một trong những quốc gia tiên phong trong chuyển đổi số giáo dục và đào tạo, ngay trong năm 2021, toàn ngành cần đẩy mạnh triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia và thực hiện chuyển đổi số trong ngành giáo dục đào tạo.
“Chuyển đổi số phải trở thành một nhiệm vụ chiến lược của mỗi cơ sở giáo dục đại học, được triển khai nhanh chóng và hiệu quả trong quản trị nhà trường, trong tuyển sinh và đào tạo, trong đổi mới dạy và học", ông Sơn nhấn mạnh.
Tuyển sinh giữ ổn định, có một số cải tiến về mặt kỹ thuật
Về công tác tuyển sinh, Thứ trưởng cho biết, trong 5 năm qua, công tác tuyển sinh đã được đổi mới thành công theo một lộ trình ổn định, giảm áp lực và chi phí cho toàn xã hội, mang lại nhiều lợi ích cho thí sinh và các trường.
Trên cơ sở đó, công tác tuyển sinh trong năm 2021 đến năm 2025 cơ bản giữ ổn định với một số cải tiến về mặt kỹ thuật; đồng thời nâng cao vai trò tự chủ, trách nhiệm của các trường.
Đối với các trường có yêu cầu bài thi riêng để đánh giá năng lực chuyên biệt của thí sinh, Bộ GD-ĐT khuyến khích hình thức liên kết tổ chức thi theo nhóm trường hoặc tổ chức các trung tâm khảo thi độc lập.
Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường tham gia xét tuyển và lọc ảo chung với các phương thức tuyển sinh khác nhau, tạo điều kiện cho thí sinh đăng ký nguyện vọng theo nhiều phương thức tuyển sinh, đồng thời giảm tỉ lệ ảo cho các trường khi sử dụng nhiều phương thức xét tuyển khác nhau.
Tăng cường kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Theo ông Sơn, công tác kiểm định chất lượng giáo dục đại học đã nhận được sự quan tâm và cả sự nỗ lực của toàn hệ thống, hình thành và phát triển văn hóa chất lượng trong giáo dục đại học.
"Kết quả kiểm định cho thấy, các trường đã quan tâm và hướng tới các tiêu chuẩn và chuẩn mực quốc tế. Các trung tâm kiểm định trong nước đã từng bước phát triển, khẳng định vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học nước ta".
Vì thế, trong năm 2021 và những năm tới, theo ông Sơn, khi tự chủ đại học được mở rộng, công tác kiểm định chất lượng giáo dục cần được quan tâm đặc biệt.
"Các cơ sở giáo dục đại học cần tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng nội bộ, coi công tác đánh giá và kiểm định là các hoạt động thường xuyên nhằm liên tục cải tiến chất lượng, mang lại niềm tin và lợi ích cho người học và cả xã hội", ông Sơn nói.
Xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu
Về việc xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học, Thứ trưởng nhấn mạnh, Bộ GD-ĐT đã bước đầu xây dựng và hình thành hệ thống cơ sở dữ liệu cho giáo dục đại học phục vụ thống kê ngành và tuyển sinh đại học; các cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện cập nhật dữ liệu trên hệ thống.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học cũng là một thành phần cốt lõi trong khung chuyển đổi số, đóng vai trò quan trọng công tác quản trị nhà trường, góp phần công khai minh bạch thông tin, giúp các cơ sở giáo dục đại học thực hiện trách nhiệm giải trình; đồng thời phục vụ công tác phân tích, dự báo, giám sát, thanh tra trong chức năng quản lý nhà nước về giáo dục đại học.
"Trong năm 2021, nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về giáo dục đại học cần được cơ bản hoàn thiện trong khuôn khổ dự án SAHEP. Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, các cơ sở giáo dục đại học phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT để triển khai, cập nhật dữ liệu, đảm bảo đầy đủ, kịp thời và chính xác", ông Sơn nhấn mạnh.
Thúy Nga
Theo ông Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM thì: “Trường đại học càng có vị trí cao trên các bảng xếp hạng thì có nhiều quyền tự chủ hơn về quản trị và tổ chức bộ máy, về tài chính và về học thuật”.
" alt=""/>5 vấn đề cần thực hiện ngay của giáo dục đại học